CÁC LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

Vừa qua, đại diện Công Ty thực Phẩm Hùng Hậu đã tham dự buổi hội thảo Yêu cầu của cơ quan quản lý thực phẩm, dược phẩm trong việc xuất khẩu thực phẩm – Đồ uống đến Hoa Kỳ.

Ở buổi hội thảo đã có Mr. David Lennarz, Chủ tịch – Đồng sáng lập của Registar Corp. Ông đã thuyết trình về quy định của FDA liên quan đến thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế và mỹ phẩm.

Tại đây, Mr. David đã nêu ra những quy định để đảm bảo xuất khẩu hàng thực phẩm của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ an toàn, đủ tiêu chuẩn chất lượng. Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm hòa kỳ (Gọi tắt là FDA) đang triển khai một số quy định mới của luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm.

  1. Đăng ký cơ sở làm hàng xuất khẩu:

Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Mỹ ,Toàn bộ các cơ sở làm hàng thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam và một số nước có quy định về xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Mỹ đều phải tiến hành đăng ký mới, hoặc đăng ký lại tại Cục quản lý thực phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ. Bao gồm: cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói hay lưu trữ hàng hóa…. Như vậy chỉ những cơ sở có đăng ký tại cơ quan FDA nhận được mã số kinh doanh mới được chấp nhận xuất khẩu vào Mỹ.

Toàn bộ những hàng hóa xuất khẩu sẽ được kiểm tra chặt chẽ, nghiêm ngặt tại cửa khẩu, những đơn vị không đủ điều kiện nhập khẩu sẽ bị từ chối nhận hàng và giữ lại cửa khẩu. Thông thường theo quy định cứ 2 năm 1 lần, các cơ sở sẽ phải đăng ký lại để nhận mã số kinh doanh mới.

  1. Đăng ký người đại diện tại Mỹ.

Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Mỹ, cùng với việc được cấp mã số kinh doanh mới, các cơ sở xuất khẩu phải đăng ký thêm 1 người đại diện tại Mỹ theo tiêu chuẩn của FDA cho cơ sở của mình.

Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Mỹ , người đại diện có thể là cá nhân, là công ty hay một tổ chức có trụ sở tại Mỹ, họ đóng vai trò là người liên lạc chính với FDA và cam kết trả lời mọi chất vấn, thắc mắc của FDA có liên quan đến cơ sở xuất khẩu hoặc những mặt hàng xuất khẩu.

Thời gian trả lời là 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo. Người đại diện bên Mỹ cũng sẽ thay mặt cho cơ sở xuất khẩu thanh toán mọi chi phí liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra hàng xuất khẩu do FDA thực hiện

Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Mỹ, Hàng thực phẩm bao gồm tất cả các mặt hàng dùng để chế biến ra đồ ăn, thức uống cho người và động vật. Hoặc chỉ là một phần trong đồ ăn, thức uống.

Các mặt hàng gọi chung là thực phẩm được chia là 3 nhóm

+ Nhóm thực phẩm và đồ uống

+ Nhóm thực phẩm chức năng.

+ Nhóm đồ uống có cồn.

Hiện nay có rất nhiều cơ quan tại Mỹ có thể giúp chúng ta đăng ký cơ sở xuất khẩu của FDA mà không phải trả bất cứ khoản chi phí nào thông qua website của Cơ quan quản lý thực phẩm – Dược Phẩm Hoa Kỳ hoặc thông qua những công ty làm dịch vụ này.

Cũng tại buổi hội thảo nêu trên, Mr. David Lennarz cũng đã trình bày về quy định ghi nhãn trên bao bì sản phẩm.

FDA đã công bố bảng thành phần dinh dưỡng nutrition fact mới để thể hiện thông tin một cách khoa học, trong đó có cả mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và các bệnh mãn tính như tim mạch và béo phì. Việc dán nhãn mới này sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn thực phẩm hơn.

MỘT VÀI ĐIỂM CHÍNH TRONG BẢNG THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG MỚI

  1. Thiết kế mới

Các biểu tượng “iconic” vẫn được giữ nguyên, nhưng được cập nhật mới hơn để đảm bảo người dùng có thể có được thông tin cần thiết để đưa ra quyết định về loại thực phẩm họ tiêu thụ. Ví dụ như thay đổi kích thước của chữ “Calories”, “Servings per container” và “Serving size”. Con số về lượng Calories được in đậm để làm nổi bật.

Các nhà sản xuất phải đưa ra con số cụ thể chính xác về lượng vitamin D, canxi, sắt, và kali. Họ có thể tự kê khai lượng vitamins và khoáng chất.

Chú thích về Daily Value cũng được thay đổi để giải thích rõ hơn về lượng dinh dưỡng hàng ngày cụ thể như sau “*The % Daily Value tells you how much a nutrient in a serving of food contributes to a daily diet. 2,000 calories a day is used for general nutrition advice.” (Phần trăm giá trị dinh dưỡng hàng ngày cho bạn biết về số lượng chất dinh dưỡng trong khẩu phần dinh dưỡng đóng góp vào bữa ăn hàng ngày. Nên hấp thụ 2.000 calo mỗi ngày.

  1. Phản ánh thông tin cập nhật về khoa học dinh dưỡng

Trên nhãn sẽ thêm cả “Đường thêm added sugar” theo phần trăm giá trị hàng ngày. Các con số khoa học cho thấy sẽ rất khó để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo giữ đúng lượng calo khi bạn thêm 10% lượng calo từ đường thêm added sugar. Điều này cũng phù hợp với hướng dẫn chế độ ăn uống dành cho người Mỹ 2015-2020.

Danh mục các chất dinh dưỡng được yêu cầu hoặc cho phép công bố đang được cập nhật. Vitamin D và Kali là bắt buộc thể hiện. Canxi và sắt  sẽ tiếp tục được yêu cầu. Vitamin A và C sẽ không còn bắt buộc nhưng có thể đưa vào cơ sở tự nguyện.

“Béo tổng Total fat”, “chất béo bão hòa Saturated Fat” và “Chất béo chuyển hóa Trans-fat” vẫn phải thể hiện. Tuy nhiên “Năng lượng từ chất béo Calories from fat” được gỡ bỏ vì các nghiên cứu chỉ ra rằng loại chất béo quan trọng hơn số lượng.

Các giá trị dinh dưỡng hàng ngày như natri, chất xơ, và vitamin D đang được cập nhật dựa trên bằng chứng khoa học từ viện Y học, và các báo cáo khác như báo cáo năm 2015 của Ủy ban hướng dẫn chế độ ăn uống được sử dụng trong việc phát triển các hướng dẫn về ăn uống cho người Mỹ 2015-2020.

  1. Cập nhật về kích cỡ, và yêu cầu dán nhãn thành phần dinh dưỡng

Theo luật, kích cỡ phải dựa trên khối lượng thực phẩm hoặc đồ uống mà mọi người đang thực sự tiêu thụ chứ không phải những gì họ nên tiêu thụ. Khối lượng thức ăn tiêu thụ đã thay đổi từ kể từ khi kích thước phục vụ trước đó được thiết lập năm 1993. Ví dụ như khẩu phần kem được thiết lập là ½ cup đã thay đổi thành 2/3 cup. Lượng soda tiêu thụ cũng thay đổi từ 8 ounce sang 12 ounces.

Kích thước đóng gói sẽ ảnh hưởng đến những gì chúng ta tiêu thụ. Vì vậy những đóng gói có thể sử dụng từ 1 đến 2 lần như lon soda 20-ounce hay hộp soup 15 ounce, lượng calo và các dưỡng chất khác sẽ được yêu cầu dán nhãn khi sử dụng 1 lần vì thường chỉ một lần dùng.

Đối với những sản phẩm có dung lượng hơn 1 khẩu phần sử dụng mà có thể dùng trong 1 lần hoặc nhiều hơn, các nhà sản xuất sẽ cung cấp “hai cột- dual column” để chỉ ra lượng calo và dinh dưỡng cho cả “ lần ăn per serving” và “mỗi gói per package”hoặc “mỗi đơn vị per unit”. Ví dụ đối với sản phẩm chai soda 24-ounce hoặc nữa lít kem. Với 2 cột nhãn riêng, mọi người có thể dễ dàng biết được bao nhiêu chất dinh dưỡng và calo được tiêu thụ nếu họ ăn uống  nguyên gói trong một lần.

Format nhãn thành phần dinh dưỡng cũ và mới:

Thời gian áp dụng:

Ngày hiệu lực: Các qui định về nhãn thành phần dinh dưỡng có hiệu lực từ ngày 26/7/2016

Ngày tuân thủ: 01/01/2020 đối với các nhà sản xuất có trên 10 triệu đô la doanh số bán thực phẩm hàng năm và áp dụng từ ngày 01/01/2021 với các doanh nghiệp có danh thu thực phẩm dưới 10 triệu đô.